BẢO QUẢN – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

I. Đối với chất liệu da

  1. Da thật
    – Không đặt sofa ở những nơi quá nóng, nhiệt độ hơn 40°C hoặc những nơi quá ẩm ướt.
    – Không nên chạy nhảy, tác động lực mạnh lên ghế.
    – Không xả nước trực tiếp trên bề mặt da.
    – Không sử dụng các hóa chất tẩy rửa thông thường để làm sạch bề mặt ghế.
    – Không để vật thô nhám có cạnh sắc nhọn lên sản phẩm dễ gây trầy xước.
    – Không để sản phẩm ở những nơi không bằng phẳng.
  2. Da nhân tạo (Simili)
    – Về bản chất da Simili là 1 dạng của giả da được làm từ những tấm vải lót dệt bằng sòi Polyester và nhựa PVC.
    – Để sản phẩm ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
    – Tránh tiếp xúc với hóa chất và nước. Nếu trót để hóa chất hoặc nước tiếp xúc với bề mặt da simili cần lấy giẻ khô lau sạch ngay lúc đó.
    – Nên chú ý vệ sinh bề mặt da simili thường xuyên để bảo quản tính thẩm mĩ cho sản phẩm.

II. Đối với chất liệu nỉ, vải

– Tránh đặt sản phẩm bằng nỉ, vải trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, nó có thể làm yếu các sợi vải và làm phai màu. Ngoài ra, nhiệt độ cao có thể là một nhân tố góp phần làm sản phẩm bọc nỉ, vải bị hư hại sớm.
– Làm sạch thường xuyên bằng cách hút bụi nhẹ nhàng bề mặt, những ngóc nghách của sản phẩm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bụi hoặc các mảnh vỡ bám lâu vào sản phẩm, sẽ làm sản phẩm nhanh cũ hơn.
– 1-3 tháng thuê dịch vụ giặt khô 1 lần. Đối với sản phẩm áo bọc có thể tháo ra được thì giặt bằng máy giặt, nhưng nên ưu tiên giặt khô để giữ được độ đàn hồi. 

III. Đối với chất liệu đá

  1. Đá tự nhiên (Granite, Marble)
    – Tránh va đập mạnh làm trầy xước bề mặt bóng của đá.
    – Không nên để xoong, chảo nóng, ngọn lửa trực tiếp vào bề mặt đá.
    – Thường xuyên sử dụng cây lau nhà nhúng nước nóng để làm sạch sau đó lau khô bằng khăn, nếu sàn nhà bị một vết bẩn rất khó lau, có thể sử dụng chất chuyên dụng làm sạch bề mặt đá hoặc chất tẩy rửa nhẹ.
    – Lau ngay các chất (chất chua, tẩy rửa mạnh) đổ ra mặt đá, đặc biệt trên đá marble, sau đó lau lại bằng nước nóng.
    – Không để trà, cà phê, đồ vật ẩm ướt qua đêm.
  2. Đá nhân tạo (Solid Surface, gốc thạch anh)
    – Tránh để trực tiếp đồ nóng: nồi, chảo, nồi ủ giữ nhiệt hay nồi nấu chậm nhiệt độ thấp…Nhất thiết phải sử dụng miếng lót mỗi khi để vật nóng lên bề mặt đá để tránh sốc nhiệt.
    – Tránh cắt gọt thực phẩm ngay trên bề mặt đá, dùng mặt đá làm các công việc khoan cắt, hoặc đặt các vật sắc nhọn gây xước bề mặt đá.
    – Tránh va đập mạnh và trực tiếp.

IV. Đối với chất liệu gỗ

– Sau 3 tháng sử dụng, 3iFurniture sẽ đến kiếm tra và căn chỉnh phụ kiện đồ nội thất miễn phí nếu khách hàng có nhu cầu.
– Tất cả các sản phẩm gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp bất kỳ 100% không tránh khỏi vấn đề mối mọt.
– Để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, 3iFurniture sẽ kiểm tra mối mọt 6 tháng/ lần trong năm đầu cho sản phẩm nội thất Fix. Khi có mối sẽ báo chủ nhà hoặc đơn vị chống mối xử lý. 3iFurniture không có trách nhiệm khi mối ăn sản phẩm đồ gỗ.

  1. Đối với sản phẩm bề mặt Melamine, Laminate
    – Có thể dễ dàng lau chùi với các sản phẩm tẩy rửa thông thường.
    – Không sử dụng các chất tẩy rửa gây mài mòn bề mặt, nên pha loãng chất tẩy rửa với nước, sử dụng một miếng vải mềm để lau, sau đó dùng miếng vải ướt để lau lại, cuối cùng là dùng vải sạch để lau khô bề mặt.
    – Đối với các vết bẩn cứng đầu như sơn mài, dầu mỡ cũng có thể dễ dàng tẩy rửa bằng các chất tẩy rửa thông thường.
    – Lưu ý trước khi sử dụng cần kiểm tra các sản phẩm làm sạch trên một diện tích nhỏ bề mặt. Các chất tẩy rửa như giấm hay chất tẩy chứa nitro không phù hợp để làm sạch các bề mặt này.
  2. Đối với sản phẩm bề mặt Highgloss, Acrylic, Piano gloss
    – Đây là loại bề mặt đặc biệt dễ dàng làm sạch, chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng với khăn ẩm thấm nước.
    – Đối với các vết bẩn cứng đầu nên dùng dung dịch chuyên dụng (Vuplex) lau chùi bề mặt sản phẩm giúp sáng bóng, giảm thiểu độ bám bụi, bền màu, tăng độ cứng bề mặt sản phẩm, không sử dụng chất tẩy rửa dùng cho kính lên bề mặt chất liệu này vì nó có chứa dung môi.
    – Nên dùng khăn sạch và mềm vì các hạt bụi bẩn có thể làm trầy xước bề mặt sản phẩm trong quá trình lau chùi.
  3. Đối với sản phẩm bề mặt Veneer.
    – Đây là loại bề mặt tự nhiên, chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng với khăn ẩm thấm nước, không sử dụng chất tẩy rửa gây mài mòn bề mặt.
    – Không nên đặt sản phẩm ở vị trí có ánh nắng trực tiếp thường xuyên.

    Lưu ý:
    Sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp đặc biệt phải chú ý KHÔNG RỬA NƯỚC HOẶC NGÂM SẢN PHẨM TRONG NƯỚC… Nếu bị đổ chất lỏng hoặc nước trên bề mặt sản phẩm phải xử lý lau khô ngay, tránh ngâm, thấm nước trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến độ bền và thẩm mỹ sản phẩm.

V. Đối với chất liệu Inox

– Vệ sinh lau chùi thường xuyên.
– Hạn chế tiếp xúc với muối, axit.
– Sử dụng nước xịt kính lên vị trí bẩn và lau sạch lại: Trong nước xịt kính có chứa thành phần hóa học với khả năng tẩy rửa cao, bạn có thể tận dụng nó xịt lên vết bẩn và chờ trong khoảng từ 1- 2 phút. Sau khi các vết bẩn đã được phản ứng và mềm ra, hãy sử dụng một khăn sạch và ẩm để lau đi, bề mặt sáng bóng của inox sẽ dần được hiện ra. 
– Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng.

VI. Đối với chất liệu sắt sơn tĩnh điện

– Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất: Nước lau sàn, các chất tẩy,… lên bề mặt.